LỚP VĂN CÔ HÀ VŨ – ĐT: 0936.830.889

 

 

 

         ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

TRƯỜNG THPT DÂN LẬP LƯƠNG THẾ VINH

                     Môn: Tiếng Việt

 

 

 

NĂM HỌC 2008-2009

Câu 1 (1 điểm)

Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép? Từ nào là từ láy?:

xanh xanh, lơ lửng, tất bật, trong trắng

Câu 2 (1,5 điểm)

Cho câu văn:

"Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu mưa lại càng tươi dịu"

Xác định các từ loại danh từ, động từ, tính từ trong câu văn.

Câu 3 (1 điểm)

Phân tích thành phần ngữ pháp của câu văn sau:

Khi sương vừa tan, những tia nắng đầu tiên đã hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.

Câu 4 (1,5 điểm)

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Em hiểu câu ca dao trên như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn ngắn)

Câu 5 (5 điểm)

Trong những năm học tiểu học, em có rất nhiều người bạn thân thiết, với nhiều kỉ niệm đẹp về tình bạn bè.

Hãy kể lại một kỉ niệm đẹp mà em nhớ mãi.

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

 

NĂM HỌC 2009-2010

Câu 1 (1 điểm) Tìm các từ không cùng nhóm với các từ còn lại

a. phố phường, phố xá, phố cổ, đường phố.

b. nhanh nhanh, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh nhẹn.

c. đường đất, đường sá, đường làng, đường nhựa.

d. nết na, đoan trang, xinh xắn, thùy mị.

Câu 2 (2 điểm) Cho đoạn văn sau:

Mưa xuân không không phải mưa đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm mặt đất lúc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vì bổi hổi xốn xang hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng.

a. Đoạn văn trên quên ghi dấu câu. Em hãy chép lại đoạn văn đó và đặt  các dấu câu vào chỗ thích hợp.

b. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.

c. Tìm trong đoạn văn trên hai danh từ, hai động từ, hai tính từ.

d. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa. Hãy chỉ ra hình ảnh so sánh, nhân hóa.

Bài 3 (2 điểm)

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

...........

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

a. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

b. Bằng một đoạn văn ngắn (không quá 6 câu), em hãy nêu cảm nhận của mình qua hai khổ thơ trên về đất nước và dân tộc Việt Nam.

Câu 4 (1 điểm) Hãy chỉ ra các bộ phận song song trong những câu sau đây và nói rõ chức vụ ngữ pháp của chúng.

Hồ Gươm ở giữa Thủ đô. Cây cỏ xung quanh hồ rườm rà, tươi tốt. Cầu Thê Húc bắc qua hồ. Nhịp cầu bằng gỗ, nho nhỏ thanh thanh. Đèn sao vàng trên đỉnh Tháp Rùa, đèn xanh đỏ trên cầu Thê Húc và đen trên các lùm cây sáng lấp lánh trong đêm.

Câu 5 (4 điểm) Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên về tình bạn.

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

 

NĂM HỌC 2010-2011

Câu 1 (1,5 điểm)

Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung nối nhau chạy tít tắp đến tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên.

(Theo Lê Tấn)

a. Xếp các từ in đậm thành hai nhóm: từ ghép và từ láy

b. Trong đoạn văn trên có những hình ảnh so sánh nào?

Câu 2 (3 điểm)

Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa, kênh bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần ... biến thành một dòng suối lửa lúc trời chiều.

(Theo Đoàn Giỏi)

a. Tìm một đại từ điền vào chỗ trống trong câu trên cho hợp nghĩa.

b. Sau khi điền đúng từ, hãy tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu.

c. Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

Câu 3 (1 điểm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

(Trương Nam Hương)

Từ "chạy" trong câu thơ đầu được hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng? Em hiểu câu thơ đó như thế nào?

Câu 4 (4,5 điểm)

Sân trường tiểu học của em trồng cây bàng, cây phượng, cây bằng lăng ... Hãy viết bài văn ngắn tả một cây mà em yêu quý.

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

 

 

Năm học 2011-2012

Phần trích dẫn dưới đây lấy trong bài “Cây gạo ngoài bến sông” (Tiếng Việt 5, tập hai, tranh 168):

Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp là kì.

Thế mà chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê… Thì ra cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ trơ ra, ây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn bán cát đang cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo.

                                                                                 (Dựa theo Mai Phương)

Câu 1. (1 điểm)

Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

Xù xì, xanh mởn, non tươi, dập dờn

Câu 2. (1 điểm)

Phân tích thành phần ngữ pháp của câu văn sau: “Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh”.

Câu 3. (1 điểm)

Trong đoạn văn: “Cứ mỗi năm, … đẹp lạ kì”.

a. Câu nào là câu ghép?

b. Các vế của câu đó được nối với nhau bằng từ nào?

Câu 4. (2 điểm)

a. Tìm trong phần trích dẫn trên những hình nảh so sánh và nhân hoá.

b. Nhờ những biện pháp đó em hình dung cây gạo như thế nào Đồng thời, em cảm thấy tác giả có tình cảm như thế nào với cây gạo?

Câu 5. (5 điểm)

Hãy tả một cây bóng mát hoặc một cây ho, hay một cây cảnh mà em thích.

 

Năm học 2012-2013

Bài 1. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm cứ đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho ngọn lửa hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.

                                                                                              (Theo Phạm Đức)

1. Câu dùng số 1 dùng biện pháp nghệ thuật gì? Câu số 2 và số 3 dùng biện pháp nghệ thuật gì?

2. Các câu 1, 2, 3 liên kết với nhau bằng cách nào?

3. Từ “nó” trong câu 4 dùng để thay thế cho từ nào ở các câu trên?

4. Xét về ngữ pháp, câu thứ ba là câu đơn hay câu ghép?

Bài 2. Từ nào không cùng nhóm với các từ trong dãy?

1. Thỏ thẻ, thì thầm, the thé, rầm rầm, thủ thỉ

2. Hom hem, gầy gò, gầy guộc, hồng hào, lẻo khoẻo

3. Vui mừng, hụt hẫng, phấn khởi, lạc quan, hân hoan

4. Cần cù, chăm chỉ, chăm chút, chuyên cần, cố gắng

Bài 3. Cho câu: Nước chảy đá mòn

1. Bằng cách thay cặp quan hệ từ vào câu văn trên, em hãy tạo thêm một câu ghép.

2. Hãy so sánh câu đã cho với câu mới được tạo ra về ngữ pháp và ý nghĩa.

Bài 4.

Dù giáp mặt xuống biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần rụng xuống

Bỗng…nhớ một vùng núi non…

(Trích Cửa sông – Quang Huy)

1. Trong câu thơ cuối, tác giả hai lần dùng dấu ba chấm. Mỗi dấu ba chấm đó diễn tả điều gì?

2. Chép thuốc lòng bốn câu thơ mở đầu bài thơ có những câu trích trên.

3. Viết đoạn văn khoảng 10 dòng, trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ trên.

Bài 5. Viết đoạn văn khoảng 20 câu, nội dung diễn tả niềm vui của em khi gặp một người thân vừa đi xa trở về nhà. Trong đoạn văn có hình ảnh so sánh (gạch chân).

 

Năm 2013-2014

Câu 1. (3 điểm)

Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc

                                (Mầm non, Võ Quảng)

a. Trình bày nội dung khổ thơ trên bằng một câu văn.

b. Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

c. Từ “mầ non” trong dòng thơ đầu tiên được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt câu với từ “mầm non” được dùng theo nghĩa chuyển.

Câu 2. (1 điểm)

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu dưới đây và cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?

a. Dưới gốc tre, tua tủa những mần măng.

b. Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, nhứng đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa.

Câu 3. (1 điểm)

Điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành các câu ca dao, tục ngữ sau:

a. Trống đánh … kèn thổi…

b. Khi vui muốn… buồn tênh lại….

c. Bóc… cắn…

d. Đêm tháng năm chưa nằm đã…

Ngày tháng mười chưa cười đã…

Câu 4. (5 điểm)

Em hãy viết bài văn miêu tả một cơn mưa rào.

 

 

 

                              ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN LẬP LƯƠNG THẾ VINH

NĂM HỌC 2014-2015

Câu 1: (3 điểm).

(…) Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.

(Mầm non, Võ Quảng)

a. Trình bày nội dung của khổ thơ trên bằng một câu văn.

b. Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

c. Từ “mầm non” trong dòng thơ đầu tiên được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt một câu với từ “mầm non” được dùng theo nghĩa chuyển.

 

Câu 2: (1 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu dưới đây và cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?

a. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

b. Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa.

 

Câu 3: (1 điểm)

Điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoành thành các câu ca dao, tục ngữ sau:

a. Trống đánh…….. kèn thổi………

b. Khi vui muốn……. buồn tênh lại…….

c. Bóc…… cắn…….

d. Tháng năm chưa nằm đã………

Tháng mười chưa cười đã……………….

 

Câu 4: (5 điểm).

Em hãy viết một bài văn miêu tả một cơn mưa rào.

 

 

 

 

 

 

                     ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN LẬP LƯƠNG THẾ VINH

NĂM HỌC 2018-2019

1. Đọc câu văn rồi trả lời câu hỏi:

“Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thìa một nỗi biết ơn đối với những nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.”

a) Xếp các từ in đậm thành 2 nhóm:

Từ ghép:

Từ láy:

b) Trạng ngữ của câu văn trên là:

Chủ ngữ của câu văn trên là:

Vị ngữ của câu văn trên là:

 

2. Viết khoảng 5 câu nối tiếp nhau nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống như bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch”

 

3. Viết đoạn văn từ 12 đến 15 câu miêu tả 1 vườn cây trong hoặc sau cơn mưa.

 

 

 

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

Năm học: 2019-2020

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: 60 phút

TRƯỜNG THCS & LƯƠNG THẾ VINH

 

Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bẳng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

“Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý”.

(Buôn Chư Lênh đón cô giáo, Hà Đình Cẩn)

1. Cô giáo đến Buôn Chư Lênh để làm gì?

A. Để vận động trẻ em đến trường

B. Để dạy học

C. Để mở trường học

D. Để trao phần thưởng cho học sinh giỏi

2. Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa như thế nào?

A. Bằng thái độ nhiệt tình, chu đáo

B. Bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý

C. Bằng cử chi vồn vã và rất chân tình

D. Bằng hình thức trang trí lịch thiệp

3. Cách đón tiếp của người dân Chư Lênh đối với cô giáo thể hiện điều gì?

A. Tấm lòng hiếu khách của bà con buôn làng.

B. Khát khao được học chữ của bà con buôn làng.

C. Thể hiện tình cảm yêu quý của bà con

D. Cả ba đáp án trên

4. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu hình ảnh so sánh?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Phần II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

Cho tiếng “trắng”, hãy tạo thành 2 từ ghép và 2 từ láy.

Câu 2 (1 điểm)

Ghép thêm một bộ phận vào câu “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” để được một câu:

a. Có sử dụng 1 cặp quan hệ từ

b. Có trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 3 (2 điểm): HS không nhớ

Câu 4 (4 điểm): Viết bài văn tả quang cảnh buổi sáng nơi em sinh sống.

 

    ĐỀ MINH HỌA SỐ 1

TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

Năm học: 2019-2020

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: 60 phút

TRƯỜNG THCS & THPT LƯƠNG THẾ VINH

Phần I. Trắc nghiệm

Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lười đúng nhất.

“Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loại cây.

Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọt hoắt, đỏ hồng…”

(Chuyện một khu vườn nhỏ - Vân Long – SGK Tiếng Việt 5, tập một)

1. Vì sao bé Thu thích ra ban công với ông nội?

A. Vì ban công có rất nhiều loài cây đẹp.

B. Vì ông nội hay giảng giải cho bé Thu nghe về đặc điểm và vẻ đẹp của từng loài cây.

C. Vì các loại cây ở ban công nở hoa rất thơm.

D. Tất cả các đáp án trên

2. Theo em, ban công nhà bé Thu có phải là vườn không? Vì sao?

A. Không, vì vườn phải là một khoảng đất rộng mà các loài cây đều mọc lên từ đó.

B. Có, vì ở đây có rất nhiều loài cây hội tụ mà mỗi loài cây mang đến một vẻ đẹp riêng.

C. Có, vì cứ có chim đậu tức là vườn.

D. Không có đáp án nào đúng.

3. Câu văn “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.” Sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Chơi chữ

4. Từ “đỏ hồng” đồng nghĩa với từ nào trong những từ sau đây?

A. Săm soi

B. Hoa đào

C. Xanh biếc

D. Đỏ tươi

Phần II. Tự luận

Câu 1. Cho các câu sau:

a. Của không ngon nhà đông con cũng hết.

b. Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa.

1. Các từ đông trong câu trên có quan hệ với nhau như thế nào?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Xác định từ loại của mỗi từ đông đó.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Tìm các từ láy trong các từ sau đây:

Đền đài, miếu mạo, lúp xúp, loanh quanh, ngọ nguậy, vòi voi, leo trèo, nhọn hoắt

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài “Cửa sông” nhà thơ Quang Huy viết:

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng…nhớ một vùng núi non.

Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4. Một buổi đến trường, bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran và thấy những chùm hoa phượng nở đỏ rực. Em hãy miêu tả cây phượng và nêu cảm xúc của em khi mùa hè đến.

 

ĐỀ MINH HỌA SỐ 2

TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

Năm học: 2019-2020

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: 60 phút

TRƯỜNG THCS & THPT LƯƠNG THẾ VINH

Phần I. Trắc nghiệm

Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.

“… Trái đất của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen… dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hòa nào cũng quý, cũng thơm!...

(Bài ca về trái đất – Đinh Hải, SGK Tiếng Việt 5, tập một)

1. Nội dung chính của đoạn thơ trên là:

A. Nói lên vẻ đẹp của trái đất.

B. Nói lên sự quý giá của con người, đặc biệt là của những bạn trẻ trong trái đất.

C. Nói lên nỗi đau của trái đất vì sự hủy diệt của chiến tranh.

D. Nói lên trách nhiệm của chính chúng ta với trái đất.

2. Câu thơ “Ta là nụ, là hoa của đất” gần với câu tục ngữ nào?

A. Người sống, đống vàng.

B. Một mặt người bằng mười mặt của.

C. Người ta là hoa đất.

D. Còn người, còn của.

3. Câu thơ “Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!” trong bài ý nói gì?

A. Màu hoa nào trong vườn cũng đẹp.

B. Các màu da đều đẹp như những màu hoa khác màu.

C. Dân tộc nào, màu da nào trên trái đất đều đẹp như nhau, đáng quý như nhau.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

4. Đoạn thơ trên có mấy quan hệ từ?

A. Một quan hệ từ

B. Hai quan hệ từ

C. Ba quan hệ từ

D. Bốn quan hệ từ

Phần II. Tự luận

Câu 1.

a. Đặt câu với mỗi từ sau đây: nhỏ bé, nhỏ nhen

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b. Hãy cho biết hai từ trên có thể thay thế cho nhau trong hai câu em đặt được không? Vì sao?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2.

a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

Cô Mùa Xuân lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bỗng, nghiêng nghiêng về phía trước.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b. Hình ảnh “Cô Mùa Xuân xinh tươi” là hình ảnh so sánh hay nhân hóa?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Theo em, trong ba từ ngọt bùi, ngọt lòng, ngọt lành từ nào điền vào chỗ trồng (…) sẽ làm cho ý thơ hay nhất? Vì sao?

 

Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào

Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế

Khoai nướng, ngô bung,… đến thế

Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà.

(Mẹ - Bằng Việt)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4. Em hãy miêu tả một đêm trăng đẹp.

 

ĐỀ MINH HOẠ SỐ 3

TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

Năm học: 2019-2020

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: 60 phút

Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh

 

Phần I. Trắc nghiệm

Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.

“… Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn…”

        (Mùa thảo quả - Ma Văn Kháng, SGK Tiếng Việt 5, tập một)

1. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?

A. Màu sắc

B. Hình dáng

C. Sức sống

D. Hương thơm

2. Hương thơm riêng biệt của thảo quả được cảm nhận như thế nào?

A. Đó là hương thơm dìu dịu, nhẹ nhàng.

B. Đó là hương thơm ngọt lựng, nồng nàn lan toả khắp không gian.

C. Đó là hương thơm thoang thoảng, mam mát.

D. Không có đáp án nào đúng.

3. Từ “lướt thướt” gợi hình ảnh gió tây như thế nào?

A. Gió mạnh, thổi ào ào.

B. Gió thổi hiu hiu, nhè nhẹ.

C. Gió dường như cũng đang say ngây ngất trong hương thơm thảo quả nên dáng gió nghiêng nghiêng, trải dài.

D. Cả ba đáp án trên.

4. Câu văn “Người đi rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ trong từng nếp áo, nếp khăn” là câu:

A. Câu đơnă

B. Câu cầu khiến

C. Câu hỏi

D. Câu ghép

 

Phần II. Tự luận

Câu 1. Thêm vế câu và cặp quan hệ từ để biến câu đơn sau thành câu ghép.

a. Cả lớp đi thăm An.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b. Trời mưa tầm tã suốt ngày.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c. Mặt trời đã lên cao trên đỉnh núi.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ ghép tổng hợp (Ghi lại)

a. Sách vở, bàn ghế, xe máy, suy nghĩ

b. Gia đình, cô giáo, nhà trường, xã hội

c. Ăn mặc, học hành, xinh đẹp, chạy nhảy

d. Anh em, học sinh, sách vở, thước kẻ

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Câu 4. Em hãy miêu tả một l hoa mà em thích nhất.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

ĐỀ MINH HOẠ SỐ 4

TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

Năm học 2019-2020

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: 60 phút

Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh

 

Phần I. Trắc nghiệm

Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.

“… Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

    Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

Tìm nơi bờ biển sóng tràn

    Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.

Tìm nơi quần đảo khơi xa

    Có loài hoa nở như là không tên…

Bầy ong rong ruổi trăm miền

    Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.

Nối rừng hoang với biển xa

   Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào…”

(Hành trình của bầy ong – Nguyễn Đức Mậu, SGK Tiếng Việt 5, Tập một)

1. Công việc của bầy ong nối những miền không gian nào?

A. Rừng sâu

B. Bờ biển sóng tràn

C. Quần đảo khơi xa

D. Cả ba không gian trên

2. Qua công việc ấy, bầy ong đã bộc lộ những phẩm chất gì?

A. Cần cù, chịu khó

B. Dũng cảm, kiên trì

C. Hiền lành, tốt bụng

D. Không có đáp án nào đúng

3. Hai câu thơ “Bầy ong rong ruổi tram miền / Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa” muốn nói điều gì?

A. Hành trình của bầy ong là hành trình trải rộng nhiều miền không gian.

B. Công việc của bầy ong là công việc gian khổ nhưng hữu ích.

C. Bầy ong gắn liền đời mình với những mùa hoa.

D. Ca ngợi phẩm chất dũng cảm, nhẫn nại của bầy ong.

4. Các từ “hoa ban”, “hoa chuối” thuộc loại từ nào?

A. Từ đơn

B. Từ tượng hình

C. Từ láy

D. Từ ghép

 

Phần II. Tự luận

Câu 1. Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ láy (ghi lại)

a. trẻ trung, nhỏ nhẹ, mạnh mẽ, ung dung

b. mạnh mẽ, êm ái, nhẹ nhàng, lần lượt

c. khấp khểnh, long lanh, mát mẻ, rung rinh

d. nhẹ nhàng, ầm ầm, đục đẽo, êm ái

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Câu 2. Viết câu kể sau thành câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán:

Bé Hà hát quan họ.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Câu 3. Viết về mẹ, nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những hình ảnh so sánh rất hay trong bài thơ “Mẹ”:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Hãy cho biết: những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4. Ba lô (cặp sách) là vật dụng gần gũi thân quen với mỗi chúng ta. Em hãy miêu tả một chiếc ba lô (hoặc cặp sách) mà em thích nhất.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

ĐỀ THI MINH HỌA SỐ 1 TRƯỜNG THCS & THPT LƯƠNG THẾ VINH

NĂM 2018-2019

(KHÔNG BAO GỒM PHẦN KIẾN THỨC LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, TIẾNG ANH)

 

 

Câu 1. Cho các câu sau:

a. Của không ngon nhà đông con cũng hết.

b. Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa.

1. Các từ đông trong hai câu trên có quan hệ với nhau như thế nào?

2. Xác định từ loại của mỗi từ đông đó.

 

Câu 2. Tìm các từ láy trong các từ sau đây:

đền đài, miếu mạo, lúp xúp, loanh quanh, ngọ nguậy, vòi voi, leo trèo, nhọn hoắt

Câu 3. Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài “Cửa sông” nhà thơ Quang Huy viết:

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non.

Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và ý nghĩa của những hình ảnh đó.

 

Câu 4. Một buổi đến trường, bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran và thấy những chùm hoa phượng nở đỏ rực. Em hãy viết đoạn văn từ 10-12 câu miêu tả cây phượng và nêu cảm xúc của em khi mùa hè đến.

 

ĐỀ THI MINH HỌA SỐ 2 TRƯỜNG THCS & THPT LƯƠNG THẾ VINH

NĂM 2018-2019

(KHÔNG BAO GỒM PHẦN KIẾN THỨC LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, TIẾNG ANH)

 

Câu 1.

a. Đặt câu với mỗi từ sau đây: nhỏ bé, nhỏ nhen

b. Hãy cho biết hai từ trên có thể thay thế cho nhau trong hai câu em đã đặt được không? Vì sao?

 

Câu 2.

a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

Cô Mùa Xuân lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bỗng, nghiêng nghiêng về phía trước.

b. Hình ảnh “Cô Mùa Xuân xinh tươi” là hình ảnh so sánh hay nhân hóa?

 

Câu 3. Theo em, trong ba từ ngọt bùi, ngọt lòng, ngọt lành từ nào điền vào chỗ trống (…) sẽ làm cho ý thơ hay nhất? Vì sao?

Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào

Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế

Khoai nướng, ngô bung, … đến thế

Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà.

(Mẹ - Bằng Việt)

 

Câu 4. Em hãy viết đoạn văn từ 10-12 câu miêu tả một đêm trăng đẹp.

 

ĐỀ THI MINH HỌA SỐ 3 TRƯỜNG THCS & THPT LƯƠNG THẾ VINH

NĂM 2018-2019

(KHÔNG BAO GỒM PHẦN KIẾN THỨC LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, TIẾNG ANH)

 

Câu 1. Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ láy (ghi lại)

a. trẻ trung, nhỏ nhẹ, mạnh mẽ, ung dung

b. mạnh mẽ, êm ái, nhẹ nhàng, lần lượt

c. khấp khểnh, long lanh, mát mẻ, rung rinh

d. nhẹ nhàng, ầm ầm, đục đẽo, êm ái

 

Câu 2. Viết câu kể sau thành câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán:

Bé Hà hát quan họ.

 

Câu 3. Viết về mẹ, nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những hình ảnh so sánh rất hay trong bài thơ “Mẹ”:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Hãy cho biết: những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu.

 

Câu 4. Ba lô (cặp sách) là vật dụng gần gũi thân quen với mỗi chúng ta. Em hãy viết đoạn văn từ 10-12 câu miêu tả một chiếc ba lô (hoặc cặp sách) mà em thích nhất.