(trang 44 sgk Lịch Sử 12): - Phân tích những nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh trong giai đoạn 1945-1973?
Trả lời:
- Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế.
- Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ là nước trung lập, Mĩ lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho các nước tham chiến. đây là nguồn thu lớn về kinh tế đối với nước này.
- Áp dụng thành công thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các tập đoàn tư bản Mĩ có sức cạnh tranh lớn, hoạt động hiệu quả cả trong và ngoài nước.
- Vai trò điều tiết của nhà nước.
(trang 44 sgk Lịch Sử 12): - Hãy nêu những nét chính trong quan hệ đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1973-1991
Trả lời:
- Sau năm 1973, Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với tham vọng trở thành bá chủ thế giới.
- Với học thuyết Rigân, Mĩ tăng cường chạy đua vũ trang.
- Đối đầu Xô - Mĩ làm suy giảm vị trí kinh tế và chính trị của Mĩ trong khi Tây Âu và Nhật Bản lại có điều kiện vươn lên.
- 12/1989: Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
(trang 46 sgk Lịch Sử 12): - Nêu mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng” dưới thời tổng thống B. Clintơn.
Trả lời:
- Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sư mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
- Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Câu 1 (trang 46 sgk Sử 12):Qua bài học và sách, báo, hãy nêu những thành tựu khoa học công nghệ tiêu biểu của nước Mĩ mà em biết.
Lời giải:
Đang biên soạn...
Câu 2 (trang 46 sgk Sử 12):2. Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945-2000
Lời giải:
Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1973, chính quyền Mĩ luôn thực hiện chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong năm 1972, Mĩ phát triển mối quan hệ với Trung Quốc.
1973-1991: Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
Trong thập kỷ 90, Chính quyền B. Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược“Cam kết và mở rộng”, Mĩ tìm cách vươn lên và chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.