(trang 122 sgk Lịch Sử 12): - Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời:
* Khó khăn, thách thức:
- Quân Đồng minh dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật đã lũ lượt kéo vào nước ta.
- Chính quyền mới còn non yếu, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, nạn đói chưa được khắc phục, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Ngân sách Nhà nước trống rỗng, nền tài chính còn nhiều rối loạn.
- Nền văn hóa còn nhiều lạc hậu, hơn 90% dân số không biết chữ.
* Thuận lợi:
- Nhân dân đã giành quyền làm chủ, gắn bó với chế độ.
- Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.
- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc và tư bản.
(trang 125 sgk Lịch Sử 12): - Hãy nêu những kết quả chủ yếu đạt đươc trong những năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám.
Trả lời:
* Xây dựng chính quyền cách mạng:
- Ngày 6 - 1 - 1946, hơn 90 % cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu Quốc hội.
- Tháng 11 - 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua.
- Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng.
* Giải quyết nạn đói:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân “nhường cơm sẻ áo”.
- Tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói.
- Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác.
- Nhờ những biện pháp trên, nông nghiệp nhanh chóng phục hổi, nạn đói bị đẩy lùi.
* Giải quyết nạn dốt:
- Thành lập Bình Nha dân học vụ làm cơ quan chuyên trách chống “giặc dốt”, kêu gọi quần chúng tham gia xóa mù chữ.
- Hơn 2, 5 triệu dân đã được xóa mù chữ.
- Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được mở với phương pháp giảng dạy mới.
* Giải quyết khó khăn về tài chính
- Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước.
- Tháng 11 - 1946, Quốc hôi quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
(trang 129 sgk Lịch Sử 12): - Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở phía Bắc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Trả lời:
* Chủ trương: Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc.
*Sách lược:
- Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cùng 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch nước.
- Đảng Đông Dương tạm thời rút về hoạt động bí mật.
- Kiên quyết vạch trần âm mưu phá hoại của các thế lực tay sai.
(trang 129 sgk Lịch Sử 12): - Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp ngày 6 - 3 - 1946 được kí kết trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định.
Trả lời:
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Tháng 2 - 1946, Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp.
- Pháp đưa quân ra Bắc dưới danh nghĩa giải giáp phát xít Nhật.
- Đất nước đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc chống Pháp, hoặc hòa hoãn.
* Nội dung:
- Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Công hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột và giữ nguyên quân đội của mình ở vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của Người Pháp ở Việt Nam.
* Ý nghĩa:
- Nước ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn ty sai ra khỏi nước ta.
- Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền mới.
Câu 1 (trang 129 sgk Sử 12):Những khó khăn của cánh mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa?
Lời giải:
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta đứng trước tình thế hiểm nghèo với rất nhiều khó khăn, khác nào “ngàn cân treo sợi tóc”.
* Biện pháp giải quyết các khó khăn:
- Ổn định đất nước, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:
+ Về chính trị: tiến hành bầu Quốc hội, ban hành Hiến Pháp, thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.
+ Về kinh tế: thực hiện chủ trương trước mắt là nhường cơm, xẻ áo; hũ gạo tiết kiệm, chủ tương lâu dài là tăng gia sản xuất.
+ Về tài chính: Kêu gọi khuyên góp, ủng hộ: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phát hành tiền giấy bạc Việt Nam.
+ Văn hóa, giáo dục: Ngày 8 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, đổi mới giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ.
- Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản:
+ Hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam.
+ Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân đội Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc.
* Kết quả:
- Chính quyền cách mạng bước đầu được củng cố, tạo dựng các cơ sở pháp lý quan trọng của một thể chế chính trị mới.
- Bằng việc thực hiện các biện pháp tăng gia sản xuất thì nạn đói đã được đẩy lùi, tài chính bước đầu được gây dựng lại.
- Giải quyết nạn mù chữ và xây dựng một nền giáo dục mới.
* Ý nghĩa:
- Tạo dựng niềm tin cho nhân dân về một chế độ xã hội mới mà ở đó tinh thần dân chủ và quyền công dân được xem trọng.
- Trong quan hệ ngoại giao, đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền của kẻ thù. Tránh cùng lúc phải đối diện với nhiều kẻ thù, có điều kiện tranh thủ hòa bình để tập hợp lực lượng, củng cố vững chắc nền tảng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Câu 2 (trang 119 sgk Sử 12):Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với Pháp trong thời gian trước ngày 6 - 3 và từ ngày 6 -3 -1946?
Lời giải:
* Từ ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 6 - 3 - 1946:
- Chủ trương: Hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
- Sách lược: Nhượng cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ không qua bầu cử, nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị như nhận cung cấp lương thực thực phẩm, nhận tiêu tiền mất giá của Tưởng.
* Từ ngày 6 - 3 - 1946 đến ngày 19 - 12 - 1946:
- Chủ trương: Hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
- Sách lược: Ký Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946), nhân nhượng của Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. Tạm ước là giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng.